Quy trình marketing là một chuỗi các hoạt động marketing được thiết kế từ chiến lược đến thực thi để đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Quy trình này rất quan trọng trong kế hoạch marketing vì giúp xác định các hoạt động cần thiết để tạo ra giá trị cho khách hàng, tăng doanh số và tăng trưởng doanh nghiệp.
Một quy trình marketing hiệu quả sẽ bao gồm cả giai đoạn chiến lược và giai đoạn thực thi. Từ đó, các hoạt động marketing được thực hiện dựa trên kế hoạch đã đưa ra và đánh giá hiệu quả để cải thiện, tối ưu hóa quy trình. Trong bài viết này, Onemore sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về quy trình marketing từ chiến lược đến thực thi và tại sao nó là một phần quan trọng của sự thành công kinh doanh nhé!
>> Xem thêm:
- Activation Agency là gì và tầm quan trọng của nó trong Marketing
- 8 bước xây dựng chiến lược Marketing doanh nghiệp hiệu quả 2023
Quy trình Marketing – từ chiến lược đến thực thi
Như đã đề cập ở trên, quy trình marketing là một chuỗi các bước được thực hiện để đưa ra những giải pháp marketing hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Quy trình marketing được chia thành hai giai đoạn chính là giai đoạn chiến lược và giai đoạn thực thi.
Tại sao cần đi từ chiến lược đến thực thi trong quy trình Marketing?
Thực tế, thực thi quy trình sẽ không thể nào mang lại hiệu quả nếu chúng ta không có một chiến lược marketing rõ ràng trước đó – và ngược lại. Việc đi từ chiến lược đến thực thi là một phần quan trọng trong quy trình vì điều này đảm bảo rằng các hoạt động marketing được thực hiện một cách có hệ thống cũng như mang lại hiệu quả nhất.
Đầu tiên, giai đoạn chiến lược giúp doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu kinh doanh, phân tích thị trường và đối tượng khách hàng, lập kế hoạch chiến lược và định hướng cho các hoạt động marketing tiếp theo. Bằng cách đưa ra các kế hoạch chi tiết và rõ ràng, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình và đạt được kết quả tốt hơn.
Sau đó, giai đoạn thực thi sẽ đưa kế hoạch vào thực tế, thực hiện các hoạt động marketing dựa trên kế hoạch chiến lược đã được đưa ra và đánh giá hiệu quả. Việc thực hiện này phải được triển khai một cách có hệ thống và kế hoạch rõ ràng. Khi có kế hoạch chi tiết, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng các hoạt động marketing được thực hiện đúng cách, đúng thời điểm và đạt được kết quả tốt nhất.
Giai đoạn chiến lược
Tiến hành nghiên cứu và phân tích các yếu tố thị trường
Từ chiến lược đến thực thi, nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên không thể thiếu. Đây là quá trình thu thập thông tin và phân tích các yếu tố liên quan đến thị trường mà doanh nghiệp của bạn đang hoạt động. Nó bao gồm khách hàng, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm, dịch vụ, giá cả, xu hướng và các yếu tố khác liên quan đến lĩnh vực kinh doanh.
Nghiên cứu thị trường giúp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đánh giá sức cạnh tranh, tìm ra những cơ hội – thách thức trong thị trường, và đưa ra các quyết định chiến lược/ giải pháp marketing phù hợp để đạt được mục tiêu kinh doanh. Việc nghiên cứu này có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm:
- khảo sát khách hàng
- phân tích dữ liệu thống kê
- theo dõi các xu hướng trên mạng xã hội và các trang web liên quan
- phân tích báo cáo thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp hay tổ chức nghiên cứu thị trường
- …
Vạch ra mục tiêu marketing
Trước khi triển khai thực thi bất kỳ chiến lược marketing nào, bạn cần phải xác định rõ mục tiêu của mình. Mục tiêu ở đây là cả mục tiêu tổng quát và cụ thể. Mục tiêu của bạn có thể là tăng doanh số, thị phần, tăng lượng truy cập trang website, tăng tầm nhìn của thương hiệu, tăng tương tác trên mạng xã hội hoặc tăng số lượng lead,… Mục tiêu cần phải rõ ràng, cụ thể và đo lường được để bạn có thể theo dõi kết quả của chiến lược.
Xác định đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp muốn tập trung
Việc xác định đúng đối tượng khách hàng giúp bạn tập trung các hoạt động marketing vào nhóm khách hàng có khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ nhất. Từ đó tối ưu hóa chi phí marketing và tăng hiệu quả chuyển đổi. Đối tượng khách hàng có thể được xác định dựa trên độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý, sở thích và hành vi của họ trên mạng xã hội hoặc trên trang web của bạn.
Để xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như:
- Phân tích dữ liệu khách hàng mà doanh nghiệp hiện có
- Sử dụng các công cụ nghiên cứu thị trường (Google Analytics, Facebook Insights, hoặc các công cụ khảo sát trực tuyến như SurveyMonkey, Typeform, Qualtrics,…)
- Sử dụng các công cụ định tuyến khách hàng (Buyer Persona hoặc Customer Avatar,…)
Lựa chọn kênh marketing phù hợp
Sau khi xác định được đối tượng khách hàng, lựa chọn kênh marketing phù hợp để tiếp cận họ là bước tiếp theo trong quy trình từ chiến lược đến thực thi. Kênh marketing có thể là mạng xã hội, trang web, email marketing, quảng cáo trực tuyến, địa điểm bán hàng hoặc các sự kiện trực tiếp. Thông thường, các kênh marketing phổ biến bao gồm:
- Quảng cáo nền tảng trực tuyến
- Email Marketing
- Marketing mạng xã hội
- Marketing nội dung
- …
Tạo lập chiến lược marketing
Cuối cùng, dựa trên các thông tin thu thập được ở trên, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược marketing phù hợp để đạt được mục tiêu kinh doanh. Chiến lược phải bao gồm các hoạt động marketing cụ thể, lịch trình thời gian triển khai và các chỉ tiêu đo lường kết quả để đánh giá chiến lược. Nhờ đó, việc đi từ chiến lược đến thực thi marketing mới mang lại hiệu quả rõ rệt.
Ngân sách
Đặc biệt, cần chú ý đến ngân sách trong việc lập nên chiến lược. Nếu không có một kế hoạch ngân sách bền vững, doanh nghiệp có thể không kiểm soát được chi phí marketing và có thể bị bội chi quá mức. Onemore Agency đưa ra lời khuyên cho bạn rằng thông thường, chi phí marketing nên được đầu tư từ 10-15% tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Phương án xử lý khủng hoảng
Kế hoạch xử lý khủng hoảng truyền thông là một “gói bảo hiểm” giá trị và an toàn cho chiến lược marketing. Việc này nên được xây dựng trước để đảm bảo sự chuẩn bị tốt nhất cho các tình huống khẩn cấp. Kế hoạch này dự đoán những tình huống xấu có thể xảy ra và sẵn sàng chống đỡ, kiểm soát, thậm chí là dập tắt thông tin sớm để tránh bùng phát.
Việc xử lý khủng hoảng truyền thông kịp thời giúp bảo vệ uy tín thương hiệu mà doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng, tránh mất đi lòng tin khách hàng và gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Kế hoạch có thể bao gồm việc xác định những tình huống xấu có thể xảy ra, quy trình xử lý khẩn cấp, phân chia trách nhiệm và cách thức giao tiếp với khách hàng (công chúng) trong các tình huống khẩn cấp.
Giai đoạn thực thi
Thực hiện các hoạt động marketing trong chiến lược
Tại giai đoạn này, các hoạt động marketing đã lên kế hoạch sẽ được thực hiện để đưa sản phẩm (dịch vụ) của doanh nghiệp đến khách hàng mục tiêu đã xác định. Muốn có kết quả tốt trong thực thi, ngoài sự chuẩn bị kỹ lưỡng, doanh nghiệp phải tập trung cao độ và có sự quyết tâm thực hiện.
Để đảm bảo quy trình marketing từ chiến lược đến thực thi hiệu quả, cần chú ý đến các yếu tố như phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp, tương tác giữa các bộ phận trong doanh nghiệp hay cải thiện trải nghiệm khách hàng,…
Đo lường kết quả, từ đó đánh giá hiệu quả
Đo lường và đánh giá giúp doanh nghiệp biết được những điểm mạnh và điểm yếu của chiến lược hiện tại. Từ đó mới có thể đưa ra các điều chỉnh để tối ưu. Để đo lường và đánh giá hiệu quả từ chiến lược đến thực thi marketing, doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ số đo lường như:
- tỷ lệ chuyển đổi
- doanh số bán hàng
- tỷ lệ người tương tác, số lượt thích,… trên các trang mạng xã hội
- số lượng khách hàng mới
- chi phí quảng cáo trung bình cho mỗi khách hàng mới
- tỷ lệ giữ chân khách hàng
- …
Bên cạnh đó, các chỉ số đo lường phải phù hợp với mục tiêu chiến lược và đo lường thường xuyên định kỳ để theo dõi tiến trình và những gì đạt được. Ngoài ra, doanh nghiệp nên so sánh các chỉ số đo lường với các chuẩn mực và tiêu chuẩn ngành để đánh giá sự thành công của chiến lược.
Điều chỉnh và tiến hành tối ưu hóa chiến lược
Dựa trên kết quả đánh giá, tiến hành điều chỉnh (nếu có) chiến lược marketing để đáp ứng nhu cầu thị trường và khách hàng. Việc bao gồm cả giai đoạn từ chiến lược đến thực thi giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình marketing, đảm bảo các hoạt động được thực hiện đúng cách, đúng thời điểm và đạt được kết quả tốt nhất. Các phương pháp tối ưu hóa chiến lược marketing có thể bao gồm:
- Tối ưu hóa website: tối ưu hóa trang đích, thiết kế website, cải thiện trải nghiệm người dùng,…
- Quảng cáo trực tuyến: quảng cáo trên mạng xã hội, quảng cáo trên trang web, email marketing và Google AdWords,…
- Tăng cường tương tác với khách hàng: tăng cường tương tác thông qua mạng xã hội, email marketing, các kênh tương tác khác,…
Đặc biệt, thị trường và nhu cầu khách hàng ngày nay thay đổi liên tục. Do đó, sự kết hợp tốt từ chiến lược đến thực thi giúp doanh nghiệp thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi này và đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách hiệu quả.
Kết luận
Từ chiến lược đến thực thi là một giai đoạn nối tiếp cực kì quan trọng trong quy trình hoạt động marketing. Điều này đảm bảo rằng các hoạt động được thực hiện một cách có hệ thống và thành công nhất. Để đạt được kết quả tốt nhất, cần lưu ý đến các giai đoạn, sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ và đảm bảo đạt được mục tiêu kinh doanh.
Không chỉ vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật và cải tiến quy trình marketing cũng như các bước từ chiến lược đến thực thi hoạt động để phù hợp với nhu cầu khách hàng và thị trường luôn biến động. Bài viết này được chia sẻ bởi Onemore Agency, cảm ơn bạn đã theo dõi!
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 264 Nguyễn Tri Phương, P. Thạc Gián, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng
- Điện thoại: 0964 747 979
- Email: [email protected]
- Trang web: https://onemore.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/onemore.jsc