Service charge là một thuật ngữ khá phổ biến trong chuyên ngành dịch vụ và khách sạn. Nếu bạn là người mới tham gia lĩnh vực dịch vụ, hãy tìm hiểu “Service charge là gì?” trước tiên. Vì thế, bài viết dưới đây của Onemore Agency sẽ giúp bạn nắm bắt thuật ngữ này hiệu quả nhất!
1. Service charge là gì?
Cụm từ “Service charge” được sử dụng khá rộng rãi trong ngành dịch vụ. Song, không phải ai cũng hiểu rõ chính xác service charge là gì? Theo cách giải thích thường được sử dụng, service charge là một khoản phí thu thêm của việc phục vụ. Khoản phí này được thu từ khách hàng sử dụng dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Bên cạnh đó, nó service charge cũng được ví như là phần thưởng cho nhân viên bởi sự tận tâm và chu đáo phục vụ của họ. Do đó, khoản service charge này được pháp luật cho phép và phải ghi vào hóa đơn đồng thời áp dụng thuế giá trị gia tăng.
2. Service charge có giống tiền Tips không?
Sau khi đọc định nghĩa trên, chắc các bạn đọc cũng đã hiểu khái quát về service charge là gì. Đọc lướt qua chắc hẳn ai cũng sẽ lầm tưởng nó chính là việc cho tiền tips thường thấy. Đầu tiên, khoản phí phục vụ (service charge) là số tiền mà cơ sở kinh doanh dịch vụ sẽ nhận thay cho nhân viên từ khách hàng. Tiền tips tuy cũng là khoản tiền thưởng khi khách hàng trải nghiệm dịch vụ cảm thấy chất lượng phục vụ tốt, nhưng nó có nhiều cách chia. Nhà hàng, khách sạn sẽ quyết định số tiền tips này được san sẻ cho mọi người hay công lao ai người nấy hưởng. Do đó, có sự khác biệt trong 2 cụm từ này.
Ở văn hóa phương Tây, ngoài việc trả phí phục vụ trong hóa đơn, khách hàng sẽ chủ động bo tiền tips cho nhân viên phục vụ với số tiền tùy vào cảm nhận của họ. Trái ngược lại ở Việt Nam, service charge vẫn còn xa lạ trong văn hóa người Việt bởi họ cho rằng nó đã được tính trong hóa đơn mua hàng.
3. Những lưu ý về Service Charge bạn nên biết
Khái niệm tìm hiểu về Service charge là gì đã được giải thích, vì thế bạn đọc phải chú ý khi nào, ở đâu và bao nhiêu tiền phí dịch vụ là vừa đủ. Hãy cùng xem những lưu ý sau đây nhé!
3.1 Điều kiện để được thu Service Charge
Việc thu service charge chỉ áp dụng cho một số đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trú nhất định. Ở những nhà hàng, khách sạn có chất lượng dịch vụ cao, giá cả minh bạch và hạch toán rõ ràng các tiền thưởng từ khách hàng được phép thu phí phục vụ bởi pháp luật quy định. Do vậy, cơ sở kinh doanh dịch vụ nên chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, huấn luyện nhân sự của mình.
3.2 Mức thu Service Charge cho phép
Ngưỡng được phép thu service charge của ngành dịch vụ là 5% trong tổng hóa đơn dịch vụ của khách. Nghiêm cấm những hành vi thu nhiều hơn mức quy định trên. Để biết khi nào cơ sở kinh doanh có áp dụng service charge, hãy nhìn bảng giá của khách sạn có ký tự ++ kèm theo. Một ví dụ dễ hiễu trong ngành khách sạn được đưa ra bởi Onemore. Nếu trên bảng giá ghi rằng $100++/đêm, điều đó nghĩa rằng bạn sẽ trả thêm 5% phí phục vụ.
3.3 Doanh nghiệp thu Service Charge để làm gì?
Tùy vào chính sách của mỗi doanh nghiệp, service charge được sử dụng khác nhau. Sau đây là các mục đích sử dụng phổ biến của các khách sạn:
- Chia đều cho các nhân viên của khách sạn hàng tháng ít nhất 50% phí phục vụ.
- Một khoản nhỏ để tuyên dương và khen thương các cá nhân có hoạt động hiệu quả tốt nhất.
- Tổ chức các buổi đào tạo và huấn luyện kĩ năng cho nhân viên.
- Nâng cao cơ sở vật chất làm việc cho người lao động.
4. 4 yếu tố ảnh hưởng đến Service Charge là gì?
“Service charge” ngoài việc sử dụng trong ngành dịch vụ, nó còn trong những ngành nghề khác như tài chính. Vì thế, mức phí dịch vụ của mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Nó bị tác động bởi nhiều nhân tố, đặc biệt trong đó có 4 nhân tố chính.
4.1 Chuyên môn và kinh nghiệm doanh nghiệp
Sự khác biệt giữa một chuyên gia và một người mới dẫn đến sự khác biệt về tiền lương. Service charge cũng thế, trình độ và kinh nghiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ tác động đến độ hài lòng của khách hàng. Doanh nghiệp với chuyên môn cùng kĩ năng được tôi luyện qua nhiều năm kinh nghiệm có mức phí cao hơn. Lý giải cho điều này, một khách sạn có uy tín nhiều năm cùng đội ngũ nhân viên phục vụ khéo léo mang lại trải nghiệm dịch vụ chất lượng cho khách hàng, do đó mức phí phục vụ bỏ ra hoàn toàn tương xứng.
4.2 Thời gian và công sức
Đầu tư thời gian và tâm huyết vào việc đáp ứng dịch vụ có tác động mạnh đến việc quyết định mức phí dịch vụ bao nhiêu là đủ. Làm dịch vụ yêu cầu thời gian và nguồn nhân lực đáng kể, vì thế thường có mức phí cao hơn. Điều này là hợp lý để bù lại cho công sức của cơ sở cung cấp dịch vụ.
Dễ hiểu hơn, dịch vụ tư vấn pháp lý cho người có nhu cầu thường mất nhiều thời gian. Luật sư phải đầu tư thời gian để nghiên cứu án xử, nghiên cứu tài liệu luật,… Để kinh doanh được dịch vụ pháp lý đòi hỏi người luật sư phải có kinh nghiệm và kiến thức. Vì thế, không có gì là lạ khi mức phí dịch vụ cao hơn.
4.3 Độ phức tạp của dịch vụ
Khi đầu tư thời gian càng nhiều, chứng tỏ độ phức tạp càng cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới mức service charge được trả. Một dịch vụ có quy trình xử lí rắc rối thường yêu cầu nhân viên có trình độ chuyên môn cao. Từ đó góp phần làm tăng thêm khoản phí service charge để bù đắp lại cho kiến thức chuyên môn và thời gian đã bỏ ra để cung cấp dịch vụ.
4.4 Nhu cầu và mức đọ cạnh tranh
Yếu tố cạnh tranh và nhu cầu của thị trường có ảnh hưởng đến service charge. Ở những thị trường có sự cạnh tranh gay gắt và nhu cầu cho các loại dịch vụ nhất định cao, các công ty có thể chỉnh sửa mức giá của họ để giữ vị thế trên thị trường mà thu được lợi nhuận. Ngoài ra còn bị tác động bởi nguồn cung-cầu và số lượng các nhà cung cấp dịch vụ.
5. Các cách tính service Charge của doanh nghiệp
Có nhiều cách tính mức phí dịch vụ khác nhau phụ thuộc vào lĩnh vực dịch vụ cụ thể. Sau đây là một vài phương pháp được sử dụng phổ biến để xác định phí dịch vụ:
5.1 Tỷ lệ phần trăm trên tổng giá trị hoá đơn
Đây là cách tính phổ biến trong ngành hàng dịch vụ như nhà hàng, khách sạn. Chi phí dịch vụ được tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng hóa đơn mà khách hàng sử dụng. Tỷ lệ này được quy định tùy vào cơ sở kinh doanh nhưng phải đúng quy định pháp luật.
5.2 Số tiền cố định cho mỗi lượt giao dịch
Trong ngành tài chính ngân hàng, phương pháp service charge này được áp dụng rộng rãi nhất. Trên mỗi lần khách hàng giao dịch được tính thêm một khoản tiền cố định để tính phí dịch vụ. Ví dụ: Khi khách hàng muốn chuyển khoản số tiền bất kể bao nhiêu, ngân hàng đều tính phí từ 2-3 đô la phí dịch vụ vào đó.
5.3 Cơ cấu phí theo bậc
Một số tình huống yêu cầu sử dụng cấu trúc phí phân tầng để xác định phí dịch vụ. Điều này có nghĩa là mức phí sẽ tăng khi chi phí đạt đến các ngưỡng hoặc giới hạn nhất định. Ví dụ, một công ty quản lý tài sản có thể áp dụng tỷ lệ phần trăm thấp cho dịch vụ bảo trì dưới một mức chi phí nhất định, nhưng lại tính tỷ lệ cao hơn cho các khoản chi vượt quá mức ngưỡng đã định.
6. 3 Cách tính service Charge cho nhân viên
Service charge là phần thưởng mà nhân viên đã nỗ lực phục vụ khách hàng. Vì vậy, cơ sở kinh doanh phải có phương thức chia cho nhân viên thỏa đáng.
6.1 Chia đều cho nhân viên
Đây là cách chia phân phối đều cho toàn bộ nhân sự chính thức của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Phương thức này không phân biệt chức danh, vị trí của nhân viên trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức phí dịch vụ được chia hàng tháng này phụ thuộc theo chính sách của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể trích từ 50% đến 100% service charge để chia cho nhân viên. Chẳng hạn, service charge trong tháng của nhà hàng là 10 triệu và chính sách của nhà hàng là 80%. Do đó, nhà hàng sẽ chia 8 triệu cho tổng số nhân viên từ phục vụ tới đầu bếp.
6.2 Chia theo cấp bậc, thâm niên…
Mỗi nhân viên đều có vị trí và kinh nghiệm khác nhau trong một tổ chức kinh doanh dịch vụ. Vì vậy, cách chia theo cấp bậc hay thâm niên lao đông bảm đảm mọi nhân viên đều hưởng chế độ đãi ngộ công bằng.
6.3 Cho nhân viên part-time và full-time
Một vài nhà hàng trả mức phí dịch vụ cho nhân viên part-time thấp hơn so với nhân viên full-time. Thường là khoảng 70-80% so với mức lương của nhân viên làm việc toàn thời gian.
Phí dịch vụ tại các khách sạn thường thay đổi theo từng tháng.Lý do bởi chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như doanh thu, mùa cao điểm hay mùa thấp điểm. Do đó, một số khách sạn có thể giữ lại phí dịch vụ trong những tháng có lợi nhuận cao để bù đắp cho những tháng có doanh thu thấp hơn. Cách làm này giúp cân bằng và giảm thiểu sự biến động lớn giữa các tháng trong năm.
Như vậy, câu hỏi Service charge là gì đã được Onemore giải đáp bằng những thông tin chuyên sâu. Hy vọng bài viết của Onemore cung cấp kiến thức bổ ích cho bạn. Hãy theo dõi các bài viết của Onemore Agency để bổ sung thêm vào kho tàng trí thức của mình nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Địa chỉ: 264 Nguyễn Tri Phương, Thanh Khê, Đà Nẵng
- Điện thoại: 0964 747 979
- Email: [email protected]
- Trang web: https://onemore.vn/
- Fanpage: https://www.fb.com/onemore.jsc