Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình thiết yếu trong chiến lược kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Từ việc phân tích này, doanh nghiệp mới có thể đưa ra quyết định và áp dụng chiến lược phù hợp, giúp tăng cường sự cạnh tranh và đạt được thành công trong kinh doanh. Nếu bạn đang tìm kiếm cách tăng cường vị thế kinh doanh của mình trên thị trường, bài viết chia sẻ của Onemore dưới đây chắc chắn sẽ là một nguồn tài liệu hữu ích để tham khảo và áp dụng vào thực tế.
>> Xem thêm:
- Chiến lược kinh doanh | Cách xây dựng thương hiệu doanh nghiệp
- Native Advertising là gì? Cách khai thác chiếc lược Native Ads
Phân tích đối thủ cạnh tranh thực chất là gì?
Phân tích đối thủ cạnh tranh (Competitor Analysis) là quá trình đánh giá và nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh (trực tiếp, gián tiếp hay tiềm ẩn) của một doanh nghiệp, để hiểu rõ hơn về các sản phẩm, dịch vụ, chiến lược và điểm mạnh/ yếu của các đối thủ đó. Mục đích của việc phân tích đối thủ cạnh tranh là giúp doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp để cạnh tranh và tồn tại trong thị trường.
Các cách phân loại đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Phân loại đối thủ trực tiếp và đối thủ gián tiếp
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những doanh nghiệp cung cấp các mặt hàng hoặc dịch vụ tương tự như doanh nghiệp của bạn. Cả hai bên đều hướng đến chung một thị trường mục tiêu cũng như là cơ sở khách hàng như nhau, và mục tiêu của cả hai là tăng trưởng lợi nhuận và thị phần kinh doanh của mình.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là những doanh nghiệp có cùng sản phẩm và dịch vụ nhưng không giống về mục tiêu cuối cùng. Với đối thủ gián tiếp, cách tăng trưởng doanh thu sẽ được thực hiện triển khai bằng một chiến lược khác.
Phân loại đối thủ cạnh tranh theo kích cỡ
Đối thủ cạnh tranh có thể được phân loại theo kích cỡ như lớn, trung bình và nhỏ. Các doanh nghiệp lớn thường có nguồn lực và quy mô lớn hơn. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ hơn thường tập trung vào các thị trường nào đó hoặc phân khúc nhỏ hơn.
Phân loại đối thủ cạnh tranh theo địa lý
Đối thủ cạnh tranh có thể được phân loại theo địa lý, bao gồm đối thủ cạnh tranh địa phương, quốc gia hoặc quốc tế. Việc phân loại đối thủ cạnh tranh theo địa lý có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các đối thủ trong khu vực của mình hoặc trên toàn thế giới.
Phân loại đối thủ dựa theo mức độ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh có thể được phân loại theo mức độ cạnh tranh, bao gồm đối thủ cạnh tranh mạnh và yếu. Đối thủ cạnh tranh mạnh là những doanh nghiệp có quy mô lớn, sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, và có thể gây áp lực lớn đến doanh nghiệp của bạn. Đối thủ cạnh tranh yếu thường có quy mô và tài nguyên ít hơn so với doanh nghiệp của bạn.
03 mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh phổ biến nhất 2023
Mô hình SWOT
Mô hình này tập trung vào việc phân tích điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp của bạn và của đối thủ cạnh tranh, cùng với cơ hội và thách thức ở thị trường hiện tại. Điều này giúp bạn định hình chiến lược tốt hơn để cạnh tranh với đối thủ. Bốn yếu tố cơ bản trong mô hình SWOT bao gồm:
- Điểm mạnh (Strengths)
- Điểm yếu (Weaknesses)
- Cơ hội (Opportunities)
- Thách thức (Threats)
Mô hình Porter’s five forces
Porter’s five forces là mô hình phân tích cạnh tranh được đưa ra bởi Michael E. Porter. Đây là mô hình xem xét năm yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ cạnh tranh. Mô hình giúp bạn hiểu rõ hơn về sức mạnh cạnh tranh trong 1 ngành và điều chỉnh chiến lược phù hợp. 05 yếu tố bao gồm:
- Quyền lực cạnh tranh của nhà cung cấp (Supplier power)
- Quyền lực cạnh tranh của khách hàng (Buyer power)
- Sự cạnh tranh trong ngành (Industry rivalry)
- Nguy cơ của sản phẩm thay thế (Threat of substitutes)
- Nguy cơ của đối thủ mới (Threat of new entrants)
Mô hình PESTEL
Đây là mô hình giúp hiểu được sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến doanh nghiệp của bạn và của đối thủ cạnh tranh, từ đó tạo ra chiến lược phù hợp với môi trường kinh doanh. PESTEL là viết tắt của 6 yếu tố chính, bao gồm:
- Chính trị (Politics): các chính sách, điều lệ, quy định và luật pháp của chính phủ cũng như các tổ chức chính trị khác.
- Kinh tế (Economics): tình hình kinh tế, tình trạng thị trường, chính sách tài chính và tiền tệ, tỷ giá hối đoái, lạm phát và sự chuyển đổi kinh tế.
- Xã hội (Sociology): yếu tố xã hội như văn hóa, giáo dục, tôn giáo, giới tính, độ tuổi, lối sống hay các xu hướng xã hội khác.
- Công nghệ (Technology): những yếu tố công nghệ như sự tiến bộ về công nghệ, sự phát triển của Internet và truyền thông, sự phổ biến của các thiết bị di động, các xu hướng công nghệ khác.
- Môi trường (Environment): các yếu tố môi trường như biến đổi khí hậu, sự suy thoái môi trường, các quy định về bảo vệ môi trường và các xu hướng khác liên quan đến môi trường.
- Pháp luật (Legal): yếu tố pháp lý như quy định về bảo vệ người tiêu dùng, quy định bảo vệ sức khỏe & an toàn, quy định về bảo vệ dữ liệu và các quy định pháp lý khác liên quan đến hoạt động kinh doanh.
8 bước Phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả 2023
Bước 1: Lên danh sách các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
Bước đầu tiên trong việc phân tích đối thủ cạnh tranh là lên danh sách các đối thủ. Danh sách này nên có từ 8 đến 10 cái tên liên quan trước khi xác định trọng tâm những đối thủ bạn muốn phân tích. Hãy lập danh sách các đối thủ cạnh tranh bằng cách đặt các tiêu chí lựa chọn nhóm đối thủ. Onemore khuyên bạn nên tham khảo các tiêu chí như:
- Các doanh nghiệp mà có cùng lĩnh vực hoạt động kinh doanh
- Doanh nghiệp kinh doanh, bán các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự
- Các doanh nghiệp đang tiếp thị đối tượng khách hàng tương tự (hoặc có một vài khác biệt nhỏ)
- Các đối thủ cạnh tranh mới tham gia vào thị trường hay các đối thủ có nhiều kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực kinh doanh của bạn
Bước 2: Đánh giá và phân loại đối thủ
Sau khi lập danh sách, việc cần làm là đánh giá các đối thủ đó thông qua các tiêu chí như: Thị phần nắm giữ, quy mô hoạt động,… Việc đánh giá và nghiên cứu phân loại đối thủ cạnh tranh cụ thể, chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp định hướng và đưa ra các chiến lược Marketing tốt hơn. Các đối thủ này có thể phân loại theo các cấp độ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp hay tiềm ẩn. Bạn hãy tham khảo các cách phân loại mà ở trên Onemore đã chia sẻ.
Bước 3: Thu thập thông tin (chính xác) về đối thủ cạnh tranh
Để thu thập thông tin, có thể thực hiện các hoạt động sau:
- Tìm kiếm trên Internet
- Tham khảo các báo cáo thị trường và các tài liệu khác (các bài báo chí, sách của ĐTCT,…)
- Tham gia những triển lãm hay hội thảo
- Hỏi thăm những khách hàng hoặc nhà cung cấp
- Điều tra trực tiếp
Trong quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn nên cụ thể hóa các thông tin thu thập bằng cách đặt ra những câu hỏi cụ thể.
Về sản phẩm
- Sản phẩm của đối thủ cạnh tranh có giống sản phẩm của bạn không?
- Phân khúc giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh ra sao? Giá cả của các đối thủ này có phù hợp với giá cả thị trường không?
- Sản phẩm của đối thủ có điểm bán hàng độc đáo (USP) nào hơn sản phẩm của bạn không?
- Đối thủ cạnh tranh đang sử dụng những từ khóa nào để mô tả sản phẩm của họ?
Về thương hiệu
- Thương hiệu của đối thủ cạnh tranh có cùng khách hàng mục tiêu giống bạn không?
- Ai là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với bạn?
- Lượt tìm kiếm, thảo luận của đối thủ cạnh tranh trên Google ra sao?
Về Marketing
- Đối thủ cạnh tranh sử dụng những kênh nào để quảng bá cho sản phẩm?
- Đối thủ có sử dụng nền tảng mạng xã hội không? Cách thức triển khai nội dung, số lượng người follow hay mức độ tương tác thế nào (nếu có)?
- Ngoài mạng xã hội, đối thủ cạnh tranh có các kênh nào khác trong việc marketing không? Những kênh đó được triển khai cụ thể ra sao?
- Đối thủ cạnh tranh đang chạy những chiến dịch truyền thông nào (cả online & offline)? Những kiểu nội dung đang sử dụng là gì? Có thể học hỏi hay tham khảo được gì từ những nội dung đó không?
- Phong cách chính trong các dạng nội dung của đối thủ cạnh tranh là gì?
Về công nghệ
- Trang web của đối thủ cạnh tranh được xây dựng dựa trên nền tảng nào?
- Tốc độ trang web của đối thủ cạnh tranh như thế nào?
- Có trang web nào khác đang liên kết trở lại web của đối thủ nhưng không liên kết với bạn?
Về khách hàng
- Các đối thủ cạnh tranh đang nhắm đến đối tượng khách hàng nào? Khách hàng của các đối thủ này có yêu cầu và nhu cầu gì?
- Khách hàng có tương tác với đối thủ cạnh tranh không?
- Thể loại nội dung nào thường nhận được phản hồi tốt từ phía khách hàng?
- Đối thủ cạnh tranh đang sử dụng nền tảng nào để tương tác với khách hàng?
Bên cạnh đó, cần chi tiết hóa điểm mạnh và điểm yếu của họ. Các câu hỏi này sẽ giúp người làm phân tích hiểu rõ hơn về đối thủ cạnh tranh và có thể thu thập đầy đủ thông tin cần thiết để đánh giá sức mạnh cũng như hạn chế của đối thủ.