Mô hình kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và thành công của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tạo ra sự khác biệt và đột phá trong môi trường kinh doanh ngày nay, việc thiết lập mô hình kinh doanh đột phá là điều cần thiết. Bài viết này, Onemore Agency sẽ tìm hiểu về thiết kế mô hình kinh doanh đột phá, cùng những lợi ích và thách thức mà nó mang lại.
>> Xem thêm:
- Production House Là Gì? – Đối Tác Đắc Lực Cho Nhà Kinh Doanh
- Business case là gì và tại sao nó quan trọng trong quản lý dự án
1. Thiết lập mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh đột phá là một cách tiếp cận sáng tạo và khác biệt để xây dựng và vận hành một doanh nghiệp. Nó liên quan đến việc tạo ra những thay đổi to lớn và đột phá trong cách thức hoạt động của doanh nghiệp, từ mô hình kinh doanh truyền thống đến một mô hình mới và sáng tạo hơn.
Tạo lập mô hình kinh doanh bao gồm việc xác định những hướng phát triển của doanh nghiệp như khách hàng mục tiêu, sứ mệnh, giá trị của doanh nghiệp,… Điều này tạo sự đồng nhất trong lý tưởng và mục tiêu của nhân viên công ty. Từ đó, cùng nhau hành động để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
2. Tầm quan trọng của mô hình kinh doanh
Thiết lập một mô hình kinh doanh đột phá mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp. Đầu tiên, nó tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường, giúp doanh nghiệp nổi bật và thu hút khách hàng. Thứ hai, mô hình kinh doanh đột phá tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong thời gian dài. Thứ ba, nó tăng cường giá trị cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ một cách tốt nhất. Cuối cùng, mô hình kinh doanh đột phá khai thác tiềm năng phát triển mới, mở ra những cơ hội mới và mở rộng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp.
Không quá khi nói mô hình kinh doanh là gốc ADN của mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sở hữu mô hình kinh doanh bền vững và phù hợp là bệ phóng vững chắc đưa công ty phát triển. Từ đó, các nhà quản lí và nhân viên có cái nhìn tổng quát hơn để thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
3. Các bước lập mô hình kinh doanh hiệu quả
3.1 Phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh
Để thiết lập một mô hình kinh doanh đột phá, doanh nghiệp cần phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh hiện tại. Điều này giúp hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng và cơ hội trong ngành, từ đó xác định hướng đi và mục tiêu của mô hình kinh doanh mới.
3.2 Nghiên cứu và xác định nhu cầu khách hàng
Để bắt đầu vẽ nên một ý tưởng kinh doanh, cần trả lời câu hỏi khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là ai. Sau khi đã xác định được phân khúc khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của họ đang cần hiện tại là gì. Đặc biệt, sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cần cải tiến như thế nào để thỏa mãn nhu cầu của họ.
Lấy khách hàng làm trung tâm tạo cơ sở cho việc thiết lập mô hình kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ nắm bắt mình cần sản phẩm/dịch vụ mới nào để mang lại giá trị và hiệu quả cho người tiêu dùng.
3.3 Xác định mục tiêu và hướng đi chiến lược
Sau khi phân tích các yếu tố trên, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu và hướng đi chiến lược cho mô hình kinh doanh đột phá. Điều này đảm bảo rằng mô hình mới được xây dựng với mục tiêu rõ ràng và phù hợp với tầm nhìn và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
3.4 Xây dựng ý tưởng kinh doanh sáng tạo
Chìa khóa để dẫn đến sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp nằm ở ý tưởng kinh doanh độc đáo. Đây là một trong những bước quan trọng để thiết kế mô hình kinh doanh là tìm kiếm và áp dụng những ý tưởng sáng tạo. Điều này có thể bao gồm nghiên cứu và thử nghiệm các công nghệ mới, phát triển sản phẩm và dịch vụ độc đáo, hoặc áp dụng các mô hình kinh doanh tiên tiến từ các ngành công nghiệp khác.
3.5 Thiết kế mô hình kinh doanh phù hợp
Một ý tưởng trên giấy dù xuất sắc nhưng nó chưa đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp. Vì thế, muốn đi xa thì phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận. Để có thể lựa chọn được những cá nhân có chung lí tưởng, doanh nghiệp cần thiết kế mô hình kinh doanh mới. Điều này bao gồm việc xác định cấu trúc tổ chức, quy trình hoạt động, phân phối nguồn lực, và cách thức tạo ra giá trị cho khách hàng. Mô hình kinh doanh mới cần phản ánh sự đột phá và khác biệt trong hoạt động của doanh nghiệp.
3.6 Lên kế hoạch các kênh kinh doanh
Kênh là công cụ tiếp cận gần nhất với mọi đối tượng. Người tiêu dùng sẽ tìm thấy các sản phẩm/dịch vụ hữu ích thông qua các kênh đa dạng. Từ đó đưa khách hàng tới gần thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp. Việc này mang lại nguồn doanh thu đáng kể cho công ty.
3.7 Lập các chiến lược kinh doanh
Cụ thể hơn trong mỗi kênh, doanh nghiệp cần xây dựng bản kế hoạch chi tiết. Các chiến lược kinh doanh cần được xác định nhằm thu hút khách hàng. Dưới đây là các chiến lược mà công ty cần chú ý:
- Chiến lược giá: Giá cả là yếu tố then chốt tác động tới doanh thu của doanh nghiệp. Một mức giá phù hợp đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, giá tiền xứng đáng với chất lượng sản phẩm tạo thiện cảm cho người tiêu dùng. Vì thế, hãy cân nhắc kĩ càng khi đưa ra mức giá bán để phù hợp với mức chấp nhận chi trả của người tiêu dùng.
- Chiến lược phân phối: Kênh phân phối đóng vai trò là bệ đỡ để tiếp cận khách hàng. Lựa chọn kênh phân phối đúng đẵn sẽ là chìa khóa dẫn đến nhiều thị trường mới, cơ hội mới. Bên cạnh đó, còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và tăng lợi nhuận. Kênh có thể là trực tiếp hoặc thông qua các nền tảng trực tuyến. Mỗi kênh sẽ có ưu và điểm khác nhau, vì thế cần phải có chiến lược kênh rõ ràng.
- Chiến lược quảng bá và tiếp thị: Có kênh phân phối là chưa đủ, doanh nghiệp cần có lộ trình tiếp thị nhằm thu hút người tiêu dùng. Ngoài ra, phát triển kế hoạch quảng bá góp phần nâng cao doanh số. Đặc biệt, khắc ghi hình ảnh thương hiệu vào tâm trí của người tiêu dùng. Các hình thức tiếp thị chẳng hạn như TVC, mạng xã hội, influencer,… Tuy vậy, cần lựa chọn chiến lược phù hợp với phân khúc khách hàng và ngân sách doanh nghiệp cho phép.
3.8 Thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả
Sau khi đã thiết lập mô hình kinh doanh hoàn thiện, doanh nghiệp sẽ đưa nó vào hoạt động thực tiễn. Song song đó, doanh nghiệp cần đánh giá tổng quan hiệu suất của mô hình theo thời điểm. Mức độ hiệu quả của mô hình có thể được thể hiện qua các chỉ số KPIs, mức độ hài lòng của người tiêu dùng. Do đó, các doanh nghiệp có thể theo sát và kịp thười điều chỉnh nếu kết quả thực tế không như mong muốn.
4. Gợi ý các mô hình kinh doanh khởi nghiệp hiệu quả trong năm 2024
4.1 Mô hình tiếp thị liên kết (Affiliate)
Mô hình kinh doanh khởi nghiệp hiện đang được ưa chuộng là mô hình tiếp thị liên kết. Mô hình này dựa vào việc sử dụng các đường link liên kết trên nền tảng online để tiếp thị sản phẩm. Nghĩa rằng, thay vì tạo ra các quảng cáo truyền thống, các doanh nghiệp có thể tích hợp các liên kết vào bài viết. Từ đó tạo sức hút quan tâm của người tiêu dùng.
4.2 Mô hình kinh doanh cung cấp sản phẩm/dịch vụ qua hình thức cho thuê
Mô hình cho thuê này từ lâu đã phổ biến ở Việt Nam. Mô hình kinh doanh cho thuê cung cấp sản phẩm ở mọi lĩnh vực. Chẳng hạn như bất động sản, xe máy, máy móc sản xuất,… Tuy vậy, mô hình này cũng có hai mặt lợi ích và thách thức. Do đó, các nhà quản lí cần cẩn thận đưa ra quyết định phù hợp.
4.3 Mô hình Franchise
Mô hình này còn có tên gọi khác là kinh doanh nhượng quyền. Đây là mô hình khá được ưa chuộng trong ngành ẩm thực. Nghĩa rằng người bán cấp quyền cho người mua để họ sử dụng và tạo lợi nhuận từ thương hiệu. Bên cạnh đó, người bán nhượng quyền sẽ có thể mở rộng hình ảnh của mình. Từ đó tăng độ phủ sóng của thương hiệu, tạo vị thế vững chắc trên thị trường.
4.4 Mô hình đăng kí kinh doanh
Trong kỷ nguyên số hóa đang bùng nổ, mô hình kinh doanh dựa trên thuê bao đang ngày càng phổ biến. Mô hình này thực chất là một phiên bản cải tiến của mô hình thu nhập theo đăng ký truyền thống.
Các công ty hoạt động trong lĩnh vực phần mềm và IT đang cung cấp các dịch vụ đặc quyền, cho phép người dùng truy cập một cách tự do và linh hoạt. Mô hình kinh doanh này đang được các công ty khởi nghiệp ưa chuộng bởi sự tiện lợi và hiệu quả mà nó mang lại.
4.5 Mô hình kinh doanh môi giới
Mô hình kinh doanh môi giới hoạt động dựa trên việc kết nối người mua và người bán thông qua các điều khoản thương mại đã được thiết lập. Trong mô hình này, các công ty môi giới thu lợi từ hoa hồng khi giao dịch được hoàn tất. Phương thức này đặc biệt phổ biến trong ngành bất động sản.
Thiết lập mô hình kinh doanh là một quá trình quan trọng để đảm bảo sự cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng đem lại nhiều lợi ích và thách thức đáng kể. Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu và tìm cách tận dụng những cơ hội để thiết lập một mô hình kinh doanh đột phá thành công và bền vững. Bài viết trên được chia sẻ bởi Onemore Agency, hi vọng đã giúp bạn bổ sung những kiến thức bổ ích.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 264 Nguyễn Tri Phương, P. Thạc Gián, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng
- Điện thoại: 0964 747 979
- Email: [email protected]
- Trang web: https://onemore.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/onemore.jsc