Marketing nhà hàng giúp hình ảnh của thương hiệu nhà hàng đến gần hơn với các khách hàng tiềm năng. Vậy đâu là những chiến lược marketing cho nhà hàng hiệu quả nhất? Trong quá trình lập kế hoạch marketing cho nhà hàng cần phải lưu ý những điều gì? hãy cùng Onemore Agency tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Marketing cho nhà hàng có gì đặc biệt?
Marketing nhà hàng là quá trình nghiên cứu để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng. Điều này giúp bạn nắm được khẩu vị, không gian và các yếu tố khác mà họ mong chờ ở doanh nghiệp của bạn là gì. Từ đó, bạn tìm giải pháp đáp ứng những yêu cầu này và thu hút khách hàng tìm đến.
Trong một thị trường đầy cạnh tranh, việc lập kế hoạch marketing là điều mà mọi doanh nghiệp cần làm. Một kế hoạch marketing cho nhà hàng ăn uống hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích như sau:
- Tiếp cận và tạo liên kết với khách hàng mục tiêu.
- Tìm ra cách sử dụng nguồn lực bên trong nhà hàng một cách hiệu quả.
- Điều chỉnh và thích nghi với môi trường kinh doanh đang hoạt động để cạnh tranh với các đối thủ.
- Bắt kịp xu hướng và sở thích của khách hàng, từ đó tạo ra các chiến lược phù hợp và thu hút.
- Định hình hướng đi cho kế hoạch kinh doanh của nhà hàng.
Để làm được những điều này, bạn phải trả lời được câu hỏi marketing nhà hàng là gì. Nếu kiến thức vẫn chưa vững, khả năng thất bại và lãng phí chi phí, nhân lực của chiến dịch marketing là rất cao. Vì vậy, bạn nên cẩn thận khi lập kế hoạch marketing cho nhà hàng.
2. Khám phá 15+ chiến lược marketing cho nhà hàng
Cách tiếp cận nào giúp nhà hàng thu hút khách hàng nhất? Chiến lược marketing nhà hàng nào thực sự đem lại hiệu quả? Hãy cùng Onemore khám phá hơn 15 ý tưởng marketing nhà hàng giúp thu hút khách và tăng doanh thu đáng kể nhé!
2.1 Chụp hình đồ ăn thức uống đẹp mắt
Gợi ý làm marketing nhà hàng đầu tiên là cung cấp hình ảnh sản phẩm đẹp. Khách hàng rất dễ ấn tượng với những quán ăn có không gian đẹp, đồ ăn thức uống bắt mắt. Chính vì vậy, nhà hàng cần đầu tư vào việc chụp hình ảnh món ăn thật hấp dẫn và ngon miệng. Chỉ cần khi nhìn vào đó, khách hàng có thể sẽ muốn đến ngay quán của bạn.
Nếu không có chuyên môn hoặc số món ăn cần chụp ít, bạn có thể thuê một food stylist để hỗ trợ. Giá có thể dao động từ 150.000 đến 900.000 VNĐ/món. Đối với việc chụp đồ uống, mức giá trung bình là 1.500.000 – 3.000.000 VNĐ mỗi buổi.
Khi làm marketing nhà hàng quán ăn, bạn đừng nên tiết kiệm trong việc trang trí. Thực tế, một lát chanh tươi sẽ thu hút hơn nhiều so với chanh nhựa hoặc cây dù trang trí. Hoặc bạn có thể thêm một vài hạt lanh vào món salad để làm nó đẹp mắt hơn.
2.2 Kế hoạch marketing cho nhà hàng ăn uống với Website
Ngày nay, nhiều khách hàng thích truy cập trang web để xem menu và đặt món trước khi đến. Vì vậy, website của bạn có thể chính là điểm đến đầu tiên của những khách hàng mới. Do đó, nhà hàng của bạn nên làm marketing nhà hàng quán ăn với một website riêng.
Ở mức tối thiểu, trang web của bạn cần có một trang chủ giới thiệu về nhà hàng, menu và thông tin liên hệ. Tuy nhiên, để tạo ra một trang web hoàn hảo, bạn cần bổ sung thêm nhiều tính năng hơn. Một trong số đó là trang đánh giá, thư viện ảnh, blog và thậm chí trang “Câu hỏi thường gặp”.
Dù vậy, không phải lúc nào bạn cũng tìm ra được ý tưởng thiết kế cho trang web nhà hàng. Những lúc như vậy, bạn có thể tham khảo các trang web từ những nhà hàng nổi tiếng. Đó là những nguồn lấy ý tưởng và cảm hứng để làm marketing nhà hàng hiệu quả.
2.3 Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu nhà hàng
Xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp không chỉ là việc chọn màu sắc cho doanh nghiệp. Nó còn phản ánh cá tính của doanh nghiệp, giọng điệu trong nội dung và những cảm xúc bạn muốn truyền đạt cho khách hàng của mình. Dưới đây là một số ví dụ điển hình về bộ nhận diện của một số nhà hàng nổi tiếng:
- Taco Bell: Hài hước, hóm hỉnh
- Cheesecake Factory: Xa hoa và đam mê
- Panera: Khỏe mạnh và tươi mới
- Olive Garden: Sự thoải mái và gia đình
Một bộ nhận diện thương hiệu tốt sẽ là nguồn cảm hứng hiệu quả cho marketing nhà hàng khách sạn. Nó cũng giúp hình ảnh thương hiệu nhà hàng của bạn phổ biến rộng rãi hơn. Từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng, xây dựng giá trị thương hiệu và tăng lợi nhuận.
Tuy nhiên, để đạt được điều này, bạn cần hiểu rõ đối tượng mục tiêu của mình trước. Sau đó, hãy phân chia đối tượng đó thành các nhóm có sở thích và lối sống tương đồng. Từ đó bạn sẽ dễ dàng lập kế hoạch cho bộ nhận diện thương hiệu. Điều quan trọng là bộ nhận diện phải nhất quán để đạt hiệu quả marketing nhà hàng tốt nhất.
2.4 Quay TVC quảng cáo giới thiệu doanh nghiệp
Trên thực tế, không gian của nhà hàng có ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm ăn uống của khách hàng. Do đó, các nhà hàng thường đầu tư quảng cáo về không gian quán để thu hút khách. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đó sẽ vô ích nếu bạn không tự giới thiệu thông qua các TVC.
Đôi khi hình ảnh trên báo chí, poster,… không thể truyền tải hết những gì bạn muốn thể hiện cho khách hàng. Khi đó, bạn cần tập trung marketing nhà hàng qua các TVC giới thiệu. Khi bạn chia sẻ qua video quảng cáo, khách hàng mới có thể biết và muốn đến trải nghiệm. Với marketing nhà hàng khách sạn, sự sang trọng và tiện nghi được đánh giá cao. Việc quay TVC giới thiệu nhà hàng không chỉ là cách PR mà còn giúp doanh nghiệp thể hiện quy mô và đẳng cấp.
2.5 Hợp tác cùng KOL, Influencer ngành ẩm thực
Công chúng mục tiêu của các KOL và Influencer về ẩm thực thường là những người sành ăn uống. Vì vậy, khi hợp tác với họ, bạn sẽ tiếp cận được một nguồn khách hàng rất tiềm năng. Ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn cách này để làm marketing nhà hàng.
Bạn có thể nghiên cứu và gửi lời mời hợp tác với các food reviewer mà mình thấy phù hợp. Hãy để họ chia sẻ cảm nhận về nhà hàng của bạn trên các nền tảng mạng xã hội hoặc blog cá nhân. Những đánh giá từ họ sẽ được coi là một nguồn thông tin đáng tin cậy. Điều này giúp tạo lòng tin của người xem và gợi lên sự tò mò muốn đến thử.
Sau khi khách hàng trải nghiệm và để lại đánh giá, bạn cũng đừng quên tương tác và ghi nhận ý kiến đóng góp của họ. Mỗi nhận xét tích cực đều góp phần vào việc nâng cao danh tiếng của nhà hàng.
2.6 Tạo các chương trình khuyến mãi
Các chương trình ưu đãi, mã giảm giá hay voucher cũng là một cách giữ chân khách hàng hiệu quả. Lý do dễ thấy nhất là nó mang lại lợi ích kinh tế cho họ. Nhưng quan trọng là nó còn giúp cho khách hàng cảm thấy mình được quan tâm và ưu ái. Nếu chưa tìm được ý tưởng phù hợp, bạn có thể tham khảo một số chương trình dưới đây:
- Giảm giá theo khung giờ: Áp dụng giảm giá trong những khung giờ ít khách giúp khách hàng đến nhà hàng nhiều hơn.
- Giảm giá cho các nhóm đặc biệt: Ví dụ như giảm giá cho nhóm học sinh, sinh viên,…
- Tặng một số món ăn miễn phí: Tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng khi dùng bữa tại nhà hàng.
- Giảm giá trong các dịp lễ lớn như Tết, Valentine,…
- Miễn phí giao hàng.
Cách marketing nhà hàng này không chỉ thu hút khách hàng mới mà còn giữ chân khách hàng hiện tại. Từ đó, bạn sẽ có thể thúc đẩy doanh số bán hàng và tạo lợi thế cạnh tranh.
2.7 Chăm chút cho chất lượng món ăn
Trên thực tế, các ý tưởng marketing nhà hàng sẽ không có hiệu quả nếu chất lượng đồ ăn tệ. Đây cũng là nguyên tắc quan trọng nhất mà mọi doanh nghiệp FnB đều phải nhớ. Nó là yếu tố quyết định trước khi họ bắt đầu bất cứ kế hoạch marketing nhà hàng nào.
Nói như vậy không có nghĩa là ý tưởng marketing cho nhà hàng không quan trọng. Tuy nhiên, những món ăn có hương vị đặc trưng và chất lượng mới là thứ khiến khách hàng nhớ về nhà hàng của bạn. Vì vậy, đừng quên đầu tư vào món ăn của nhà hàng mình nhé.
2.8 Xây dựng thực đơn món ăn đa dạng
Một xu thế về marketing nhà hàng hiện nay là đầu tư vào menu các món ăn lành mạnh. Lý do là bởi mọi người ngày càng quan tâm hơn về loại đồ ăn, thức uống tốt cho sức khỏe. Vì vậy, một menu có những món ăn chứa nhiều dinh dưỡng sẽ trở nên nổi bật hơn hẳn.
Sau khi lập menu, bạn hãy tiến hành quảng cáo chúng trên các phương tiện truyền thông. Hãy cố gắng nhấn mạnh những lợi ích mà các thành phần dinh dưỡng mà món ăn của bạn mang lại. Điều này sẽ giúp thu hút và tạo lòng tin từ phía khách hàng.
Xây dựng thực đơn tốt cho sức khỏe là một ý tưởng marketing cho nhà hàng rất có ý nghĩa. Dưới đây là một số ý tưởng về món ăn mà bạn có thể tham khảo cho nhà hàng của mình. Chắc chắn chúng sẽ làm hài lòng khách hàng của bạn và kéo họ trở lại nhà hàng thường xuyên:
- Các món ăn từ đậu phụ
- Cocktail xanh và smoothies không chứa sữa
- Các loại sữa hữu cơ như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân,…
- Sữa dừa
- Nước hoa quả tươi
2.9 Thiết kế không gian nhà hàng đẹp
Một cách marketing nhà hàng tuyệt vời khác là tạo ra không gian nội thất đẹp mắt. Nhờ có cảnh quan và nội thất đẹp mà nhiều nhà hàng đã thu hút được lượng lớn khách hàng. Đối với thực khách, việc không gian quán thiếu chỉn chu cũng ảnh hưởng lớn đến sự ngon miệng. Ngay cả những món ăn, đồ uống ngon và đẹp mắt cũng không bù đắp được vấn đề này. Do đó, khi làm nhà hàng, bạn đừng vì tiết kiệm mà bỏ qua khâu trang trí quán nhé.
2.10 Thiết lập content marketing cho nhà hàng thú vị
Việc tạo ra một kênh giao tiếp thêm với khách hàng là rất quan trọng. Nó giúp bạn thêm gắn kết vè hiểu về khách hàng của mình hơn. Bạn có thể thực hiện điều này qua các nền tảng như Facebook, Instagram hoặc chính website của nhà hàng.
Tuy nhiên, chỉ tương tác với khách hàng thôi chưa đủ. Bạn cần quảng bá thương hiệu của mình đến với nhiều người hơn. Hiệu quả của marketing nhà hàng phụ thuộc phần lớn vào chất lượng nội dung. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau để có những nội dung tốt nhất:
- Hình ảnh đẹp: Không gian đẹp, món ăn thức uống đẹp mắt sẽ thu hút và tạo ấn tượng tốt với người xem. Hãy chia sẻ những bức hình đẹp để người xem chỉ cần một lần nhìn và đã muốn ghé đến quán của bạn.
- Nội dung bài viết: Bên cạnh hình ảnh, nội dung bài viết cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý khách hàng. Nếu bạn không có đủ thời gian để quản lý, bạn có thể thuê dịch vụ quản lý fanpage. Họ sẽ chịu trách nhiệm về việc chăm sóc, trả lời khách hàng, đăng bài viết và tăng tương tác cho fanpage của bạn.
- Thuê CTV viết bài: Bạn có thể thuê CTV viết bài cho fanpage hoặc website để giảm chi phí thuê quản lý fanpage. Giá trung bình cho một bài viết dao động từ 30.000 – 70.000 đồng tùy độ dài nội dung. Theo cách này, mỗi tháng bạn chỉ mất khoảng 3 triệu đồng để sản xuất nội dung.
2.11 Marketing online cho nhà hàng
Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng dịch vụ quảng cáo trực tuyến của Facebook và Google. Đây được đánh giá là cách nhanh và đơn giản nhất để tiếp cận và thu hút khách hàng. Rất khó để so sánh xem Facebook Ads và Google Adwords tốt hơn. Bởi mỗi phương thức này hướng đến nhóm đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, cả hai đều giúp nhà hàng của bạn nhanh chóng tiếp cận hàng nghìn người trên mạng. Đây là điểm mấu chốt mà người làm marketing nhà hàng cần nắm rõ.
Các cách marketing cho nhà hàng phổ biến bởi chúng tương tối tiết kiệm chi phí. Bạn chỉ phải trả tiền theo số người tương tác với quảng cáo, từ đó giảm thiểu những chi phí không cần thiết. Hơn nữa, khả năng định hướng đến khách hàng mục tiêu của cả hai phương thức đều rất tốt. Bạn có thể thiết lập đối tượng tiếp cận dựa trên vị trí, độ tuổi, giới tính, sở thích,… Điều này đảm bảo rằng khách hàng đến với bạn đều là những khách hàng tiềm năng.
2.12 Marketing nhà hàng khách sạn qua email
Hãy thường xuyên thực hiện công việc chăm sóc khách hàng qua email. Ý tưởng cho những email này cũng rất đa dạng. Bạn có thể giới thiệu các món mới, thông báo sự kiện sắp diễn ra hay gửi phiếu giảm giá,… Tần suất gửi những email này cũng là điều bạn nên lưu ý. Hãy tránh việc gửi tin liên tục khiến hòm thư của khách hàng bị ngập trong tin quảng cáo. Điều này sẽ khiến khách hàng thấy khó chịu và có ấn tượng không tốt. Thay vào đó, bạn nên gửi email với tần suất hàng tháng hoặc thậm chí là lâu hơn.
2.13 Brading thương hiệu qua các cuộc thi
Một cách marketing nhà hàng để tăng danh tiếng rất tốt là tổ chức các cuộc thi “giveaway”. Nơi lý tưởng để tổ chức là các trang mạng xã hội lớn như Facebook hay Instagram.
Để cuộc thi có hiệu quả, hãy đảm bảo rằng cuộc thi của bạn có những phần quà hấp dẫn và giá trị. Đừng chỉ chỉ tặng những thẻ quả nhàm chán và ít giá trị. Thay vào đó, một bữa ăn miễn phí tại nhà hàng sẽ hấp dẫn người chơi hơn nhiều.
Bạn có thể yêu cầu người tham gia đăng bài, chia sẻ và viết cảm nhận về trải nghiệm của họ với nhà hàng của bạn. Đặc biệt, nhắc họ gắn thẻ doanh nghiệp hoặc sử dụng hashtag trong mỗi bài đăng. Điều này sẽ giúp sự xuất hiện của thương hiệu trên các nền tảng tăng lên đáng kể. Thậm chí ngay cả phương thức giveaway truyền thống cũng mang lại hiệu quả nhất định. Thông qua đó nhà hàng của bạn sẽ thu hút thêm nhiều lượt theo dõi cũng như khách đến ăn.
2.14 Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết
Với chương trình khách hàng thân thiết, nhà hàng sẽ cung cấp phần thưởng và ưu đãi cho khách hàng theo điều kiện nhất định. Cách marketing nhà hàng này sẽ giúp thu hút và tăng cường lòng trung thành từ phía khách hàng. Đồng thời qua đây nhà hàng cũng đã thu thập được thông tin khách hàng một cách hiệu quả.
Cụ thể, khi khách hàng đăng ký thông tin cá nhân, họ sẽ nhận được một mã thành viên từ nhà hàng. Họ có thể sử dụng mã này để tích điểm qua mỗi lần mua hàng và nhận ưu đãi khi đã đủ điểm. Bản chất của chiến lược marketing nhà hàng này là tạo ra một “cầu nối” giữa nhà hàng và khách. Nó khuyến khích khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp tăng doanh số bền vững và tiết kiệm chi phí trong marketing.
2.15 Cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng
Hãy tưởng tượng bạn mất 20.000 đồng để thu hút một khách hàng tiềm năng đến sử dụng dịch vụ của quán. Giả sử một lần họ dùng bữa bạn được 50.000 đồng, bạn sẽ lãi 30.000 đồng. Nhưng nếu nhân viên phục vụ không niềm nở, thiếu giao tiếp, khách hàng có quay lại lần thứ hai không?
Đó là lý do vì sao kế hoạch marketing không nên bỏ qua vấn đề chất lượng dịch vụ. Cách marketing nhà hàng này sẽ giúp tối ưu hóa giá trị từ mỗi khách hàng. Giống như ví dụ trên, bạn chi ra 20.000 để thu hút một khách hàng. Nhưng nhờ trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt, họ sẽ quay lại nhiều lần. Lúc này bạn sẽ thu lại được gấp nhiều lần con số đó.
2.16 Marketing nhà hàng quán ăn với WOM
Marketing truyền miệng là một công cụ quảng cáo vô cùng hiệu quả đối với mọi quán ăn, nhà hàng. Khách hàng thường tin tưởng hơn vào lời khuyên từ người thân, bạn bè hơn là vào những quảng cáo. Chính vì vậy, marketing truyền miệng trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing cho nhà hàng.
Tuy nhiên, không phải hàng quán nào cũng làm được điều đó. Vì vậy, hãy đặc biệt chú trọng vào việc đào tạo kỹ năng cho nhân viên. Những nhân viên luôn chào đón, phục vụ niềm nở và tạm biệt khách hàng sẽ giúp nhà hàng của bạn có hình ảnh rất tích cực.
2.17 Marketing nhà hàng khách sạn với Google Maps
Việc nhà hàng của bạn có mặt trên Google Maps cũng là một điều rất quan trọng. Thông qua đó, khách hàng sẽ dễ dàng tìm địa chỉ để tìm đến nhà hàng của bạn. Trên đây cũng có đầy đủ số điện thoại, giờ mở cửa, địa chỉ website và hình ảnh về các món ăn. Điều này giúp khách hàng tiếp cận dịch vụ của bạn một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Để thực hiện điều này, trước hết bạn cần lập Hồ sơ Doanh nghiệp trên Google Business. Đây là điều kiện để nhà hàng của bạn xuất hiện trên Google Maps khi người dùng tìm kiếm. Tuy nhiên, chỉ thiết lập hồ sơ chưa đủ. Bạn cần tối ưu hóa Hồ sơ Doanh nghiệp cho nhà hàng. Nó sẽ đảm bảo rằng nhà hàng của bạn xuất hiện trong top 3 kết quả khách hàng tìm kiếm trên Google Maps.
2.18 Lập kế hoạch marketing cho nhà hàng với Facebook Ads
Chạy quảng cáo Facebook chắc chắn có thể giúp nhà hàng tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu. Để chiến dịch quảng cáo đạt kết quả tốt nhất, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:
- Sử dụng chế độ local targeting (nhắm mục tiêu theo vị trí). Với chế độ này, quảng cáo sẽ chỉ xuất hiện với khách hàng một vùng nhất định.
- Xác định đúng nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn để tối ưu hiệu quả quảng cáo.
- Xây dựng một chiến lược quảng cáo PPC (Pay-Per-Click) dành cho thiết bị di động.
Trong số các gợi ý trên, bạn nên đặc biệt cân nhắc việc quảng cáo trên thiết bị di động. Quảng cáo trên di động thường có chi phí thấp hơn so với máy tính. Thế nhưng cách marketing nhà hàng này lại mang lại tỷ lệ chuyển đổi ấn tượng hơn.
3. Một số mẫu bài viết quảng cáo nhà hàng
Content chính là cầu nối quan trọng giữa khách hàng với nhà hàng hay quán ăn. Nó cũng là yếu tố có vai trò quan trọng trong các bước marketing nhà hàng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách viết một bài quảng cáo thật thu hút và hấp dẫn. Vì vậy, bạn có thể tham khảo một số ý tưởng sau để áp dụng cho nhà hàng của mình:
3.1 Stt quảng cáo nhà hàng
Trong quá trình làm marketing nhà hàng, việc sử dụng stt quảng cáo rất cần được thực hiện thường xuyên. Những bài đăng thu hút sẽ giúp độ phổ biến và lượng truy cập trực tuyến tăng lên. Từ đó, nhà hàng ngày càng được nhiều khách biết đến và ghé thăm. Thậm chí điều này cũng giúp bạn chiêu mộ được thêm nhiều nhân viên mới.
Để có nội dung chất lượng, bạn nên sáng tạo những caption hấp dẫn và tránh viết dài dòng. Đồng thời, bạn cần đảm bảo hình ảnh của nhà hàng mang tính chân thực và hấp dẫn. Bố cục bài viết cũng nên linh hoạt thay đổi chứ đừng quá dập khuôn. Bạn có thể kết hợp hình ảnh của nhà hàng với các trend đang nổi để tăng độ nhận diện.
3.2 Chiến lược marketing cho nhà hàng tiệc cưới
Kết hôn là việc trọng đại trong cuộc đời của bất kỳ ai. Vì vậy cách làm marketing nhà hàng cho các doanh nghiệp trong ngành này cũng có một số đặc thù. Dù quy mô đám cưới nhỏ hay lớn, bạn hãy đảm bảo không gian luôn được trang hoàng đẹp đẽ. Hình thức quảng cáo cho nhà hàng tiệc cưới cũng rất đa dạng. Bạn có thể sử dụng mạng xã hội, website, blog,… để đăng tải những hình ảnh thật đẹp.
3.3 Chiến lược marketing của nhà hàng chay
Quá trình làm marketing nhà hàng cho quán ăn chay của bạn cần chú ý 3 yếu tố quan trọng. Những yếu tố đó cũng chính là điều người ăn chay luôn quan tâm, cụ thể như sau:
- Sản phẩm thuần chay: Khách hàng đang hướng đến sản phẩm chay 100% từ nguyên liệu đến gia vị.
- Quy trình sản xuất đáp ứng chuẩn ATVSTP: Thương hiệu uy tín phải đảm bảo sản phẩm “sạch” và an toàn cho sức khỏe.
- Dinh dưỡng đáp ứng đầy đủ: Dù ăn chay, khách hàng vẫn cần đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhà hàng cần trung thực về thành phần dinh dưỡng để tạo sự tin tưởng và lòng tin.
3.4 Chiến lược marketing Mix của nhà hàng Healthy Food
Các nhà hàng đồ ăn healthy ngày càng “được lòng” thực khách nhờ xu hướng sống khỏe hiện nay. Kiểu marketing nhà hàng cho những doanh nghiệp này cũng vì thế mà vô cùng đa dạng. Mặc dù vậy, chiến lược marketing nhà hàng của họ vẫn có một số sự tương đồng. Thứ nhất, khách hàng thường ở độ tuổi 20 – 35, đặc biệt là phụ nữ. Tiếp theo, chất lượng dịch vụ rất được coi trọng. Thứ ba, tận dụng các kênh bán hàng và mạng xã hội để tăng khả năng tiếp cận khách hàng.
3.5 Chiến lược Marketing của nhà hàng hải sản
Đối với các quán ăn hải sản kế hoạch marketing nhà hàng luôn cần nhấn mạnh sự tươi sống. Hình ảnh đồ ăn thu hút, bắt mắt là luôn cần thiết. Bên cạnh đó, nhà hàng nên tận dụng các kênh truyền thông để thu hút khách hàng.
4. Xây dựng chiến lược marketing cho nhà hàng
Một chiến lược marketing nhà hàng hiệu quả cần được xây dựng qua rất nhiều công đoạn. Tuy nhiên về tổng quan, bạn có thể tuân theo các bước sau:
4.1 Xác định tệp khách hàng mục tiêu
Trước khi lập nên quy trình marketing nhà hàng, bạn cần xác định đối tượng mục tiêu. Đây là việc không thể bỏ qua vì nó ảnh hưởng đến định hướng của chiến lược. Nhà hàng của bạn không thể kinh doanh lâu dài nếu không biết khách hàng của mình muốn gì. Trong bước này, bạn sẽ cần phân tích về khách hàng và những vấn đề liên quan. Ví dụ như họ thường đi bao nhiêu người, họ tìm nguồn thông tin ở đâu,…
4.2 Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường giúp bạn cái nhìn tổng quan về môi trường kinh doanh nhà hàng. Bạn cần thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn, phạm vi mà họ hoạt động, sở thích của khách hàng,…
Nghiên cứu thị trường là hoạt động quan trọng bậc nhất trong marketing nhà hàng. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xây dựng chiến lược marketing nhà hàng hiệu quả. Để việc tiến hành tìm hiểu thị trường dễ dàng hơn, bạn cần trả lời được những câu hỏi sau:
- Phân khúc thị trường nào chưa được các nhà hàng đáp ứng?
- Phân khúc thị trường mà bạn đang nhắm đến có đủ lớn để mang lại lợi nhuận không?
- Thị trường của bạn có phải là một môi trường cạnh tranh không? Đâu là đối thủ cạnh tranh với nhà hàng của bạn?
- Điểm yếu của đối thủ cạnh tranh với nhà hàng của bạn là gì?
- Lợi thế cạnh tranh của nhà hàng của bạn là gì? Chất lượng, giá cả, địa điểm, dịch vụ,… của nhà hàng được đánh giá ra sao?
4.3 Lập kế hoạch truyền tải thông điệp
Để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả cho nhà hàng, việc lập kế hoạch truyền tải thông điệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bạn cần xác định rõ đối tượng mục tiêu của mình, ai là người bạn muốn tiếp cận, chân dung khách hàng như thế nào? Bên cạnh đó bạn cũng cần xác định rõ thông điệp cốt lõi của mình, lời khuyên dành cho bạn là hãy chú tâm vào những thông điệp ngắn gọn, súc tích và dễ nhớ.
Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều kênh truyền thông khác nhau như: mạng xã hội, website, email marketing, SEO, Google Ads,… để lựa chọn kênh truyền thông phù hợp sẽ phụ thuộc vào đối tượng mục tiêu, ngân sách và mục tiêu marketing của mình. Bạn có thể sử dụng dữ liệu từ các chiến dịch trước để tham khảo hay điều chỉnh khi cần thiết.
5. Các lưu ý khi lên ý tưởng marketing cho nhà hàng
Việc xây dựng chiến lược marketing nhà hàng hiệu quả không phải là việc dễ dàng. Vì vậy khi lên ý tưởng marketing nhà hàng, bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau:
5.1 Chi phí marketing cho nhà hàng
Ngân sách dành cho marketing nhà hàng sẽ phụ thuộc vào mục tiêu doanh số mà bạn muốn đạt được. Nếu nhà hàng của bạn đã có nhiều năm hoạt động, bạn có thể dựa vào doanh số và chi phí Marketing trước đó. Từ đó, bạn có thể tính toán chi phí cho mỗi sản phẩm và chi phí cho mỗi khách hàng.
5.2 Thống nhất ý tưởng (concept)
Việc thống nhất ý tưởng marketing nhà hàng sẽ giúp các kế hoạch diễn ra trơn tru. Vì vậy, khi cân nhắc ý tưởng marketing cho nhà hàng, hãy lưu ý các câu hỏi sau:
- Mục tiêu marketing của chiến dịch là gì? (Ví dụ: tăng doanh số, phổ biến độ nhận diện cho thương hiệu, tăng tương tác trên mạng xã hội…)
- Đối tượng khách hàng mục tiêu là ai? (Ví dụ: gia đình, nhóm bạn trẻ, doanh nhân, du khách…)
- Điểm mạnh nổi bật của nhà hàng là gì? (Ví dụ: chất lượng thực phẩm, không gian đẹp, dịch vụ chuyên nghiệp…)
- Bạn muốn thu hút bao nhiêu khách hàng trong chiến dịch này?
Việc trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định rõ mục tiêu, điểm mạnh của doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu. Đây là nền tảng quan trọng để chiến dịch marketing cho nhà hàng thành công.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có ý tưởng làm marketing nhà hàng phù hợp nhất. Trên thực tế, việc lập kế hoạch marketing cho nhà hàng chưa bao giờ là dễ dàng. Tuy nhiên có cách đơn giản hơn là bạn có thể tìm đến các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ marketing như Onemore Agency. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và được hỗ trợ tốt nhất nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Địa chỉ: 264 Nguyễn Tri Phương, Thanh Khê, Đà Nẵng
- Điện thoại: 0964 747 979
- Email: [email protected]
- Trang web: https://onemore.vn/
- Fanpage: https://www.fb.com/onemore.jsc